Nhà vệ sinh công cộng

2. Giới thiệu

Một thành phần cơ bản nhưng quan trọng trong ngành du lịch có thể tạo ra hoặc phá vỡ trải nghiệm du lịch là khi khách du lịch phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Những nhà vệ sinh này cần phải sạch sẽ, khô ráo và hợp vệ sinh, đầy đủ với các tiện nghi khác nhau, phụ kiện và cơ sở vật chất, vị trí thuận lợi, được bảo dưỡng tốt và được trang bị một hệ thống quản lý chất thải hợp lý.

5. Tiêu chuẩn

5. Tiêu chuẩn
5.1. Thiết kế và Hệ thống quản lý môi trường
5.1.1. Hệ thống quản lý nước thải tốt và hệ thống xử lý nước đạt chuẩn
Nhà vệ sinh công cộng nên sử dụng một hệ thống quản lý chất thải phù hợp và hệ thống
xử lý nước đạt chuẩn được phê duyệt bởi chính quyền/ cơ quan/ tổ chức địa phương.
5.1.2. Cảnh quan và thiết kế đẹp
Khu vực xung quanh nhà vệ sinh cần được giữ sạch sẽ, an toàn và dễ dàng cho khách tiếp
cận. Việc thiết kế nội và ngoại thất có thể sử dụng kiến trúc truyền thống hay hiện đại.
5.1.3. Biển hiệu của nhà vệ sinh công cộng
Biển hiệu của nhà vệ sinh công cộng nên được đặt ở khu vực dễ thấy, dễ tiếp cận.
5.1.4. Khuyến khích việc sử dụng thích hợp của nhà vệ sinh và tầm quan trọng của
vệ sinh.
Các thông báo khuyến khích sử dụng nhà vệ sinh hợp lý nên được đặt gần/ ngay tại
tầm nhìn của khách khi họ sử dụng nhà vệ sinh. Những thông báo trên nên giải thích rõ ràng
các hoạt động và tầm quan trọng của việc vệ sinh, sạch sẽ và ngăn nắp, đồng thời không
khuyến khích việc sử dụng nhà vệ sinh như khu vực hút thuốc.
5.1.5. Thiết bị dành cho người tàn tật và người cao tuổi
Mỗi nhà vệ sinh cần có ít nhất một phòng vệ sinh cho người tàn tật. Phòng vệ sinh này
phải có cửa rộng hơn để xe lăn có thể vào được và có lắp đặt tay vịn gần khu vực đi vệ sinh.
5.2. Tiện nghi và cơ sở vật chất
5.2.1. Không gian thích hợp cho một phòng vệ sinh
Mỗi phòng vệ sinh cần có không gian phù hợp đủ cho một người trưởng thành sử dụng.
5.2.2. Cung cấp đầy đủ tiện nghi
Các tiện nghi như khăn giấy lau tay, giấy vệ sinh/ máy sấy tay, thùng rác hoặc thùng
vệ sinh, xà phòng, nước và nước rửa tay phải được cung cấp sẵn tại/ trong nhà vệ sinh/phòng
vệ sinh trong mọi thời điểm.
5.2.3. Móc treo đồ và gờ trong phòng vệ sinh3
Vị trí lắp đặt móc treo đồ là bên trong phòng vệ sinh. Phòng vệ sinh nên có gờ để đặt
đồ
5.3. Sự sạch sẽ
5.3.1. Lưu thông không khí đầy đủ và hệ thống thông gió
Hệ thống thông gió thích hợp phải được lắp đặt trong nhà vệ sinh hoặc ít nhất là phải
để cửa sổ mở đảm bảo lưu thông không khí.
5.3.2. Mùi thơm và không có khu vực bẩn
Nhà vệ sinh phải không có mùi hôi để tạo sự thoải mái cho khách sử dụng. Chủ sở
hữu/ nhà quản lý của nhà vệ sinh phải đảm bảo không có khu vực nào bẩn trong nhà vệ sinh,
ví dụ như trong góc, đằng sau bồn cầu…
5.3.3. Sàn phòng vệ sinh phải được giữ sạch sẽ và khô ráo
Tất cả sàn nhà vệ sinh phải được giữ sạch sẽ và không có nước đọng trong mọi thời
điểm.
5.3.4. Nhân viên được đào tạo trên cơ sở làm sạch và bảo dưỡng
Nhân viên vệ sinh được khuyến khích túc trực tại nhà vệ sinh cho việc làm sạch và bảo
dưỡng
5.3.5. Hòm thư góp ý của khách hàng
Một hòm thư góp ý nên được đặt một cách thích hợp gần hoặc xung quanh lối vào của
nhà vệ sinh. Nhà điều hành/ người quản lý/ chủ sở hữu nhà vệ sinh chịu trách nhiệm triển khai
hành động trên hình thức gợi ý khi thích hợp
5.3.6. Việc làm sạch và bảo dưỡng thường xuyên của các cơ sở vệ sinh
Nhà điều hành/ người quản lý/ chủ sở hữu nhà vệ sinh phải thực hành thường xuyên
việc làm sạch và bảo dưỡng nhà vệ sinh. (Ví dụ như thay bóng đèn, thay cửa, gương, mắc treo
đồ bị hỏng và sửa chữa rò rỉ, v.v…).
5.4. Sự an toàn
5.4.1. Đủ ánh sáng
Mọi nhà vệ sinh phải có đủ ánh sang ở lối vào, chậu rửa và các phòng vệ sinh.
5.4.2. Địa điểm công cộng
Nhà vệ sinh phải được xây dựng ở khu vực an toàn nhằm tránh khuyến khích các hành
động trái pháp luật.
5.4.3. Mặt đất và bề mặt không trơn trượt
Sàn nhà vệ sinh phải có độ bám tốt hoặc được làm bằng vật liệu không trơn trượt
5.4.4. Xây dựng vững chắc
Nhà vệ sinh phải được xây dựng với kết cấu vững chắc, không có vết rạn nứt, hư hỏng.
Tất cả nội thất, ngoại thất và đồ đạc phải được lắp đặt chắc chắn như ổ khóa, gương, máy sấy
tay, bình đựng xà phòng, móc treo đồ, v.v…
5.4.5. Chất tẩy rửa nhà vệ sinh
Nhà điều hành/ người quản lý/ chủ sở hữu nhà vệ sinh được khuyến khích sử dụng chất
tẩy rửa thân thiện với môi trường và cất giữ, bảo quản chúng ở nơi an toàn

4. Thuật ngữ và định nghĩa

Nhà vệ sinh công cộng là một căn phòng hoặc gian phòng được sử dụng bởi tất cả mọi người cho đi tiểu và đại tiện bao gồm ít nhất một bát lắp có hoặc không có một chỗ ngồi (chỗ ngồi hoặc ngồi xổm) và kết nối với một ống thải và một hệ thống xả.

3. Mục tiêu

Mục tiêu của cuốn sổ tay này như sau: Để giải thích hướng dẫn cho việc đánh giá Nhà vệ sinh công cộng theo Tiêu chuẩn Nhà vệ sinh Công cộng ASEAN.

2. Giới thiệu

Một yếu tố cơ bản nhưng quan trọng trong ngành công nghiệp du lịch mà có thể tạo ra hoặc phá vỡ trải nghiệm du lịch là khi khách du lịch phải sử dụng nhà vệ sinh. Những nhà vệ sinh đó cần phải được làm sạch, hợp vệ sinh, đầy đủ các tiện nghi và cơ sở vật chất khác nhau, vị trí thuận lợi, duy trì tốt và sử dụng hệ thống quản lý chất thải phù hợp. Có rất nhiều loại hình nhà vệ sinh trong khu vực ASEAN với các chuẩn mực và kiểu dáng khác nhau. Tiêu chuẩn này nhìn vào tiêu chuẩn phổ biến nên được thực hiện ở tất cả các nhà vệ sinh công cộng trong khu vực ASEAN.

I. Giới thiệu chung

Mục đích của tiêu chuẩn này là phát triển một bộ tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng ASEAN có thể được thực hiện bởi các nước thành viên ASEAN để đảm bảo chất lượng, thoải mái, an toàn và sự quản lý chất thải thích hợp của nhà vệ sinh công cộng nói chung tại các khu du lịch trong khu vực ASEAN.

3. Phạm vi

Tiêu chuẩn vệ sinh công cộng được chia thành bốn tiêu chuẩn chính mà một nhà vệ sinh công cộng được khuyến khích duy trì: Thiết kế và hệ thống quản lý môi trường, tiện nghi và thiết bị, sạch sẽ và an toàn.

Scroll to Top