8.1. Thiết kế và Hệ thống Quản lý môi trường

  • Việc tìm đường: Biển báo rõ ràng giúp thông báo có sự hiện diện của Nhà vệ sinh công cộng. Các cơ sở vệ sinh được khách lựa chọn sử dụng nhờ biển báo dễ hiểu cho từng giới tính và đối với người khuyết tật, đặt ở vị trí gần lối vào mỗi nhà vệ sinh và được hiển thị rõ ràng ở các lối đi chính. Biển báo phải dễ nhận biết (Biển hiệu nữ/ nam/ người khuyết tật có màu tối tương phản với ánh sáng, có nền phản chiếu). Xem Phụ lục A, Minh họa 1, 2, 3.
  • Tính riêng tư: Đề cập đến việc thông qua một lối vào/ lối ra duy nhất, không có cửa và được thiết kế như một mê cung ngăn chặn tầm nhìn của người ở ngoài có thể nhìn vào nội thất bên trong. Gương, bồn cầu và các phòng vệ sinh phải được đặt cách xa tầm nhìn của lối vào/ ra. Các vách ngăn của các phòng vệ sinh phải được thiết kế với chiều dài đầy đủ nhưng không cố định sát đất (để thuận tiện cho việc làm sạch khu vực bên dưới). Xem Phụ lục A, Minh họa 4, 5, 6.
  • Kiểm soát con đường truyền các tác nhân gây bệnh: đề cập đến việc giảm tối đa sự tiếp xúc trực tiếp (tay/ thân thể) các bề mặt (ví dụ như lối vào/ ra không cửa dạng mê cung – xem ở trên, vòi của bồn rửa tay tự động, nút xả nước, thùng rác, thiết bị đựng giấy vệ sinh dạng rút, v.v…).
  • Tỷ lệ cơ sở vật chất thích hợp: tỷ lệ cơ sở vật chất thích hợp trong phòng vệ sinh nam và phòng vệ sinh nữ là 5:3, ví dụ 5 bồn cầu cho phòng vệ sinh nữ và 3 bồn cầu cho phòng vệ sinh nam. (3)
  • Sự cung ứng thích hợp của nhà vệ sinh (và các địa điểm): Nhà vệ sinh phải được cung cấp tại “các địa điểm nóng”, như là các công viên, các trạm kiểm soát nhập cảnh, các trung tâm mua sắm, các nhà ga và sân bay, các địa điểm du lịch, v.v … – nơi mà ít nhất cũng phải lắp đặt số lượng tối thiểu các nhà vệ sinh – và ở các trung tâm thành phố (4) v.v… Điều đáng lưu ý là – giống như các hướng dẫn hiện hành ở Anh – một cơ quan địa phương phải cung cấp ít nhất:
    • Không ít hơn 1 phòng vệ sinh cho 550 phụ nữ và trẻ em gái (5).
    • Không ít hơn một phòng vệ sinh (hoặc một bồn tiểu treo) cho 1.100 nam giới.
    • Không ít hơn một phòng vệ sinh cho cả nam và nữ đối với 10.000 người khuyết tật.
    • Không ít hơn một phòng thay đồ cho cả bé trai và bé gái cho 10.000 người. Nếu không có phòng riêng biệt như trên bên trong nhà vệ sinh chính thì mẹ và bé sẽ sử dụng phòng vệ sinh của người khuyết tật – thay thế cho việc thiếu không gian trong các nhà vệ sinh thông thường. Từ đó nhà vệ sinh cho người khuyết tật được đề xuất nhân đôi số lượng cơ sở vật chất để sử dụng được cho nhiều mục đích (nơi dùng cho người khuyết tật – nơi cho trẻ bú – nơi thay đồ cho trẻ. Những khu vực đặc biệt này và các chức năng của cơ sở vật chất sử dụng cho người khuyết tật phải được thông báo một cách thích hợp ở bên ngoài hoặc nơi gần nhà vệ sinh. Các cơ sở vật chất này khi được sử dụng độc lập (không dùng chung với cơ sở vật chất cho khuyết tật) phải được trang bị đầy đủ với một bồn rửa mặt/ tay, xà phòng, hộp đựng khăn giấy dạng rút, ghế gập để thay tã, thùng rác có cần đạp (không dùng tay) có lót túi bên trong. Xem Phụ lục A, Minh họa 7, 8, 9.
  • Cảnh quan xung quanh: Cần bố trí đẹp nhưng không quá nhiều, dễ tiếp cận, dễ vào.
  • Nâng cao nhận thức người sử dụng: thông qua việc giới thiệu các tài liệu giáo dục trực quan khuyến khích người sử dụng giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ (không hút thuốc, tầm quan trọng của vệ sinh, sạch sẽ, ngăn nắp, v.v…). Để đảm bảo có được hành vi đúng đắn nhất, một chương trình nâng cao nhận thức trong trung hạn về hành vi có trách nhiệm phải được giới thiệu bởi các chính quyền/ cơ quan/ tổ chức địa phương.
  • Khả năng tiếp cận: các quy định dành cho người tàn tật, người già và trẻ em. Việc áp dụng Thiết kế phổ thông vào nhà vệ sinh công cộng cần được đáp ứng theo các tiêu chuẩn, quy tắc hoặc luật đã được thông qua bởi chính quyền/ cơ quan/ tổ chức có thẩm quyền tại địa phương. Khi không có yêu cầu nào tồn tại, chúng tôi đề xuất các hướng dẫn chung (6) sau đây:
  •  Đường đi: được đáp ứng cho người dùng xe lăn mà không có người đi cùng. Đường đi này phải được mở rộng liên tục từ lề đường hoặc không gian bãi đỗ xe đến nhà vệ sinh gần nhất và được bố trí lan can. Nếu ở vị trí cao thì đường đi này phải có một đoạn dốc với lan can;
    •  Lối vào: Cửa ở lối vào phải có chiều rộng tối thiểu là 80 cm. Nó có thể là cửa cánh mở từ trong ra ngoài hoặc là cửa trượt;
    •  Phòng vệ sinh: kích thước tối thiểu của phòng vệ sinh không được nhỏ hơn 1,5 m chiều rộng và 2,2 m chiều sâu. Tay vịn ngang sẽ được cố định ở phía sau, vách ngăn tiếp giáp với bồn cầu và ở phía đối diện với bồn cầu (tay vịn thả có thể di chuyển được) cách 80 cm so với sàn nhà;
    •  Bồn cầu: Bồn cầu được lắp đặt trong khoảng 43 cm và 48 cm đo từ mũi bồn cầu phía trên chỗ ngồi đến mặt sàn và có nắp bồn cầu cố định dày không quá 2,54 cm trừ khi có yêu cầu khác. Khoảng cách đề xuất từ bồn cầu đến tường không quá 50 cm và tổng khoảng cách từ tường phía sau đến mũi bồn cầu là 75 cm. (Greed, 2007);
    •  Hộp đựng giấy vệ sinh: Hộp đựng giấy vệ sinh có thể được lắp đặt nổi hoặc âm tường liền kề bồn vệ sinh. Kích thước của hộp không được vượt quá 10 cm so với kích thước tối tiểu trong phòng vệ sinh và hộp cũng được bố trí để giấy được rút  ra trong khoảng 30 cm đến mũi bồn cầu và từ 43 – 70 cm so với mặt sàn. Một thùng rác có cần đạp (không dùng tay) và thùng vệ sinh có lót túi phải được đặt bên cạnh bồn cầu, trong tầm với;
    •  Bồn rửa tay: Bồn rửa phải được lắp đặt càng gần bồn cầu càng tốt để cho phép người khuyết tật có thể tiếp cận nó một cách dễ dàng – do đó tránh được việc tiếp xúc vào các bề mặt khác nhau khi tay còn bẩn. Khoảng cách này không làm ảnh hưởng đến người khuyết tật khi họ di chuyển từ xe lăn đến bồn cầu. Bồn rửa tay phải được bố trí cách ít nhất 110 cm so với mũi bồn cầu và phải được gắn ở độ cao 82 cm so với mặt sàn để người sử dụng xe lăn dễ dàng sử dụng mà không bị vướng bởi bất kì phụ kiện hay/ và đồ đạc nào. Bồn rửa có thể đứng riêng hoặc gắn vào tường. Tất cả đường ống cấp, thoát nước phải được để khuất bất cứ lúc nào;
    •  Phòng vệ sinh lưu động: Những phòng vệ sinh này để phục vụ cho người khuyết tật. Kích thước tối thiểu của chúng không nhỏ hơn 90 cm đối với chiều rộng và 152,4 cm đối với chiều sâu và sẽ áp dụng cho chiều cao đầy đủ của nhà vệ sinh. Tay vịn sẽ được lắp cố định ở mỗi vách ngăn liền kề với bồn cầu, cách mặt sàn không quá 80 cm. Cửa phòng vệ sinh có chiều rộng tối thiểu 70 cm đi cùng với một hộp đựng giấy vệ sinh. Một bồn rửa tay có thể được bố trí bên ngoài phòng vệ sinh. Xem phụ lục A, minh họa 10, 11, 12.
  •  Khả năng tiếp cận cho trẻ em: là sự cung ứng các thiết bị như bồn rửa tay, bồn cầu, bồn tiểu treo lắp đặt ở chiều cao của trẻ em. Khuyến khích việc có bệ ngồi dành riêng cho trẻ em. Xem Phục lục A, Minh họa 13, 14, 15.
    •  Màu sắc của gạch ốp tường trong nhà vệ sinh nên áp dụng các màu có tương phản mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của người khiếm thị.
  • Địa điểm dễ xảy ra ngập lụt, có mạch nước ngầm dưới thấp, gần nơi trữ nước: tại các khu vực (nông thôn hay thành thị) có đặc điểm có mạch nước ngầm dưới thấp, chịu lũ lụt thường xuyên và/ hoặc gần nơi trữ nước như ao, hồ, sông, suối… thì việc xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh khô sinh học được khuyến khích để tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt và biển.
  • Các khu bảo tồn di sản và/ hoặc khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên: nhà vệ sinh công cộng đặt tại các khu vực này phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản để thông qua được thẩm định.

Tiêu chuẩn Hệ thống quản lý môi trường trong nhà vệ sinh công cộng đề cập chung cho sự tồn tại của quản lý chất thải và xử lý nước (7) trong các nhà vệ sinh được thẩm định, đã được phê duyệt và đi vào sử dụng bởi chính quyền/ cơ quan/ tổ chức địa phương.

Trong danh sách thẩm định, tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường đề cập cụ thể đến các khía cạnh sau:

  • Quản lý chất thải và xử lý nước thích hợp: Cơ sở nhà vệ sinh công cộng phải áp dụng các hệ thống quản lý chất thải và xử lý nước phù hợp, đã được chấp thuận bởi chính quyền/ cơ quan/ tổ chức địa phương
  • Các cân nhắc cho nguồn lực và sử dụng nước tiết kiệm: các nhà vệ sinh công cộng nên xem xét việc áp dụng các biện pháp tiết kiệm nước, ví dụ: sử dụng vòi nước cảm ứng hoặc vòi nước và hệ thống xả tự động ngắt cơ học; dòng nước chảy vừa phải mỗi lần sử dụng, cung cấp hộp đựng xà phòng cảm biến tự động (một lượng chính xác để giảm thiểu việc sử dụng quá nhiều nước) và máy sấy tay cảm biến tự động. Phụ lục A, Minh họa 16, 17, 18
  • Bảo vệ thích hợp nguồn cung cấp nước sạch: các đường cung cấp và các phụ tùng của tất cả các vật cố định phải được cài đặt để ngăn bị chảy ngược.
  • Quản lý nước thải thích hợp: Nhà vệ sinh công cộng phải được kết nối với hệ thống cống thoát nước dạng mặt lưới. Trong trường hợp không kết nối được với hệ thống cống, việc sử dụng các nhà máy xử lý thứ cấp cần được xem xét (để việc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cao hơn so với bể tự hoại cơ bản thông thường) theo quy định của địa phương cho việc xả và quản lý nước xám và nước đen. Các hệ thống khác cũng được cân nhắc như hệ thống nhà vệ sinh khô và ủ phân sinh học; tuy nhiên, trong những trường hợp này, loại hình hệ thống và phương pháp quản lý chất thải theo kết quả nên được xác định/ chịu ảnh hưởng bởi các đặc điểm địa điểm và được điều chỉnh theo các hướng dẫn hiện hành của địa phương về việc loại bỏ và xử lý chất thải.
  • Quản lý thích hợp chất thải tại cơ sở vệ sinh: Nhân viên làm sạch phải được tập huấn cách xử lý an toàn chất thải (có khả năng gây độc hại) thu được trong nhà vệ sinh đến trạm thu gom rác thải hiện có.
  • Sử dụng ánh sáng tự nhiên: Nhà vệ sinh công cộng phải tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên. Nhà vệ sinh công cộng thân thiện với ánh sáng môi trường thực chất là giảm thiểu việc sử dụng năng lượng.
  • Sử dụng và xử lý đúng cách các chất tẩy rửa: Nhân viên làm sạch phải được tập huấn việc sử dụng đúng cách các chất tẩy rửa và thiết bị làm sạch cho các vật liệu khác nhau và khi kết thúc quy trình làm sạch trong nhà vệ sinh.
  • Sử dụng sản phẩm làm sạch thân thiện với môi trường (8): Nhà cung cấp dịch vụ  vệ sinh nên khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm làm sạch giảm nhẹ tác động đối với môi trường. Chúng sẽ được sử dụng phù hợp theo khuyến cáo của nhà sản xuất về tỷ lệ pha loãng, cách áp dụng và xử lý an toàn. Các chất làm sạch phải không độc hại và không chứa chất độc. Cuối cùng, chúng phải tuân thủ các quy định về môi trường và quy đinh về an toàn tại địa phương.
  • Các nhà cung cấp dịch vụ làm sạch thích hợp: Các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp, các công ty quản lý cơ sở v.v… phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn an toàn tại địa phương. Đồng thời, cần phải thực hiện một chương trình chứng nhận của chính phủ chỉ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ làm sạch được công nhận được phép thực hiện hoạt động này.

(3) Phụ nữ thường mất nhiều thời gian để sử dụng nhà vệ sinh hơn và họ thường chiếm đa số số lượng lớn người sử dụng ở nhiều địa phương – Bộ quy tắc thực hiện cho Nhà vệ sinh Công cộng ở Anh quốc, Greed C.2007, http://kb.keepbritaintidy.org/toilets/publications/code.pdf

(4) Theo bộ Quy tắc Thực hiện cho Nhà vệ sinh công cộng Anh quốc – Greed C. 2017

(5) Cả Greed, Cunningham và Norton đều đồng ý rằng, sự cung ứng nhà vệ sinh dành cho phụ nữ thậm chí nên gấp 2 lần so với tiêu chuẩn của Anh. Vì vậy một phòng vệ sinh phải đáp ứng cho 250 phụ nữ và trẻ em gái, trong khi số liệu của nam giới được giữ nguyên.

(6) Các tiêu chuẩn ADA 2010 (Luật người khuyến tật của Mỹ) cho thiết kế dễ tiếp cận được khuyến khích để có một kiến trúc toàn diện cho cả nhà vệ sinh của người khuyết tật và nhà vệ sinh lưu động. Cụ thể tại các phần 213.1 – 7 và 603 – 606 hoàn chỉnh tại : http://www.ada.gov/regs2010/2010ADAStandards/2010ADAstandards.htm#pgfId-1010419

(7) Phạm vi của thẩm định bao gồm sự kết nối của nguồn cung cấp nước và xử lý nước thải với các thiết bị của nhà vệ sinh công cộng được thẩm định.

Scroll to Top
Send this to a friend