6. Thuật ngữ và Định nghĩa

6.1. Đi lại được

Đi lại được (nói về bệnh nhân) dùng để chỉ một người có thể đi lại, không bị giới hạn trên giường bệnh.

6.2. Tiện nghi

Các tiện nghi ở đây là tất cả phụ kiện bao gồm thùng rác, máy sấy khô tay, gương, hộp đựng giấy vệ sinh (cuộn), thùng đựng rác thải y tế, hộp đựng khăn giấy (dạng rút), sáp thơm phòng, móc treo quần áo được trang bị ở trên hoặc bên trong tường nhà vệ sinh công cộng.

6.3. Phạm vi ASEAN

Phạm vi ASEAN được hiểu ở đây là toàn bộ khu vực gồm 10 quốc gia Đông Nam Á thuộc thẩm quyền của ASEAN.

6.4. Danh mục thẩm định

Danh mục thẩm định đề cập ở đây là một tài liệu được lập ra trong giai đoạn lập kế hoạch thẩm định. Tài liệu này về cơ bản là một danh sách các mục phải được thực hiện như một phần của cuộc thẩm định. Tài liệu được sử dụng bởi các thẩm định viên trong quá trình thẩm định và được sử dụng để tổng kết tất cả các kết quả thu thập được trong quá trình thẩm định.

6.5. Dòng chảy ngược/ Xi-phông ngược

Dòng chảy ngược ở đây là dòng chảy của nước hoặc chất lỏng hoặc các chất khác vào các đường ống phân phối của nguồn cung cấp nước sạch từ bất cứ nguồn nào khác ngoài nguồn dự kiến của nó.

6.6. Khiếm thị

Khiếm thị (nói về bệnh nhân) dùng để chỉ một người không thể nhìn thấy vì chấn thương, bệnh tật, hoặc do bẩm sinh.

6.7. Thẩm định đột xuất

Thẩm định đột xuất ở đây là việc thực hiện lựa chọn thẩm định ngẫu nhiên của thẩm định viên đối với Nhà vệ sinh công cộng đã được công nhận trong năm thứ hai của chứng nhận mà không cần thông báo trước với người quản lý hoặc chủ sở hữu của nó về cuộc thẩm định. Các Thẩm định viên được công nhận của Tổ chức Chứng nhận/ Thẩm định viên thực hiện Thẩm định đột xuất bằng cách thu thập các dữ liệu liên quan cần thiết cho việc đánh giá của họ (hình ảnh của nhà vệ sinh công cộng, phỏng vấn ngẫu nhiên của người dùng về mức độ hài lòng  khi sử dụng, v.v…). Nhà vệ sinh công cộng được thẩm định đột xuất được nhận định là: i) Tuân thủ hoặc ii) Không tuân thủ. Kết quả đưa ra lần lượt là: i) Không cần thực hiện hành động nào và ii) Yêu cầu hành động khắc phục. Trong trường hợp thứ hai, chủ sở hữu/ người quản lý của nhà vệ sinh công cộng có thể yêu cầu một cuộc thẩm định khác trong cùng năm mà Nhà vệ sinh công cộng đã được công nhận là không tuân thủ.

6.8. Nhật ký tác vụ khắc phục

Nhật ký tác vụ khắc phục đề cập ở đây là nhật ký ghi lại các hành động khắc phục được thực hiện để giải quyết các đề xuất được đưa ra.

6.9. Phòng vệ sinh

Gian hoặc phòng dành cho mục đích đại/ tiểu tiện bên trong nhà vệ sinh. Thường những phòng này sẽ được trang bị cửa có chốt cài để đảm bảo sự riêng tư và các tiện nghi khác. Trong đó có: bồn cầu (bồn cầu ngồi hoặc bồn cầu bệt hoặc cả hai) và/ hoặc bồn tiểu treo, giấy vệ sinh, thùng rác và các đồ dùng khác.

6.10. Sạch sẽ, Sự sạch sẽ

Sạch sẽ và sự sạch sẽ ở đây đề cập đến một môi trường xung quanh mà theo trực quan và giác quan được cảm nhận là khô ráo, không dính bụi bẩn, tạp chất, rác, chất thải, các vật phẩm nguy hiểm (vật nhọn) và không có mùi.

6.11. Làm sạch

Làm sạch ở đây là quá trình đảm bảo mọi bề mặt của nhà vệ sinh công cộng được giữ khô ráo, không dính bụi bẩn, tạp chất, rác, chất thải và các vật phẩm nguy hiểm.

6.12. Số người khuyết tật

Số người khuyết tật ở đây đề cập đến đối tượng là người khuyết tật, bao gồm và không giới hạn đối với những người bị khuyết tật về tinh thần, người khiếm thị, người nhược thị, người tàn tật nhưng vẫn có thể đi lại được, người sử dụng xe lăn, người cao tuổi.

6.13. Phụ tùng (một phần nhỏ ở trên hoặc gắn với đồ đạc hoặc thiết bị)

Phụ tùng (một phần nhỏ ở trên hoặc gắn với đồ đạc hoặc thiết bị) đề cập đến ở đây là các phụ tùng cung ứng hoặc phụ tùng thải. Phụ tùng cung ứng dùng để kiểm soát khối lượng và dòng chảy trong bồn cầu/ bồn tiểu treo/ chậu rửa gắn liền với chúng. Phụ tùng thải truyền chất thải nhà vệ sinh từ lối ra của một vật cố định (WC/ bồn tiểu treo) để kết nối với hệ thống thoát nước.

6.14. Vật cố định (một phần của thiết bị hoặc đồ đạc được cố định ở vị trí trong một tòa nhà)

Vật cố định (một phần của thiết bị hoặc đồ đạc được cố định ở vị trí trong một tòa nhà) ở đây đề cập đến một thiết bị (bồn tiểu treo, bồn cầu, chậu rửa) được vĩnh viễn hoặc tạm thời kết nối với hệ thống cấp nước trong cơ sở nhà vệ sinh công cộng và đòi hỏi phải liên tục cung cấp nước để xả nước bẩn, vật liệu thải lỏng hoặc nước thải vào hệ thống thoát nước của các nhà vệ sinh công cộng. Vật cố định mà không yêu cầu một hệ thống cung cấp nước để hoạt động đúng, phải được chấp nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền địa phương (bồn cầu khô (không dùng nước), bồn tiểu treo).

6.15. Cung cấp vật cố định

Cung cấp vật cố định ở đây là đường ống cung cấp nước nối vật cố định (bồn cầu/ bồn tiểu treo) đến một nhánh hoặc đường ống cung cấp nước chính.

6.16. Thẻ kiểm tra nhà vệ sinh

Thẻ kiểm tra nhà vệ sinh ở đây đề cập đến tài liệu chứa kế hoạch bảo dưỡng và giám sát nhà vệ sinh của nhà điều hành/ quản lý/ chủ sở hữu nhà vệ sinh công cộng.

6.17. Chính quyền địa phương/ cơ quan/ tổ chức liên quan

Chính quyền địa phương/ cơ quan/ tổ chức liên quan đề cập ở đây là cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm thực thi các yêu cầu của tiêu chuẩn, quy tắc và/ hoặc các hướng dẫn và chịu trách nhiệm phê duyệt thiết bị, vật tư, quy trình và cài đặt.

6.18. Nhà vệ sinh công cộng

Nhà vệ sinh công cộng là các gian hoặc phòng được cộng đồng sử dụng cho mục đích đại/ tiểu tiện bao gồm các bồn chứa nước và/ hoặc bệ ngồi có hoặc không kết nối với đường ống thải và thiết bị xả (trường hợp bồn cầu không kết nối với đường ống thải và thiết bị xả được gọi là bồn cầu khô). Nhà vệ sinh công cộng có thể được phân loại tại các cơ sở sau:

Trung tâm mua sắm, bao gồm tầng trong các tòa nhà thương mại với các cửa hàng;

  • Các siêu thị và chợ;
  • Các cơ sở ăn uống (nhà hàng, trung tâm ẩm thực, quán bar, câu lạc bộ đêm, vũ trường, nhà tắm công cộng trên bãi biển, quán rượu);
  • Nhà vệ sinh công cộng độc lập trên đường phố, quảng trường;
  • Công viên;
  • Các điểm du lịch ở cả thành thị và nông thôn (bảo tàng, khu lăng mộ, …);
  • Trạm xăng;
  • Hội trường triển lãm, phòng hòa nhạc, hội trường hội nghị, rạp chiếu phim;
  • Sân vận động;
  • Trung tâm, câu lạc bộ cộng đồng;
  • Trung tâm thể thao và bể bơi công cộng;
  • Di sản, các khu bảo tồn, các di tích tôn giáo và các nơi thờ tự ở cả khu vực nông thôn và thành thị. (2)

6.19. Hệ thống thoát nước mặt lưới

Hệ thống thoát nước mặt lưới đề cập ở đây đối với hệ thống đường ống, cống và mương được sử dụng để truyền nước thải từ một cơ sở (trong trường hợp này là một cơ sở vệ sinh công cộng) đến một nhà máy xử lý nước thải.

6.20. An toàn, Sự an toàn

An toàn, Sự an toàn ở đây đề cập đến một mức độ bảo vệ thích hợp/ không tiếp xúc với những nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm và/ hoặc gây thương tích dù là cố ý hay không cố ý.

6.21. Bảng kiểm tra tự đánh giá

Bảng kiểm tra tự đánh giá ở đây để chỉ một công cụ bao gồm các yêu cầu cơ bản thuộc Danh mục thẩm định. Việc biên soạn nó mang lại cho chủ sở hữu/ người quản lý và các cơ quan có liên quan biết về tình trạng của nhà vệ sinh. Danh sách này – cùng với các yêu cầu thẩm định chính thức – hình thành các tài liệu cần thiết mà phải được cung cấp cho cơ quan  có liên quan trước khi chính thức tiến hành thẩm định TẠI CHỖ.

Xem phụ lục B

6.22. Nhật ký đề xuất về nhà vệ sinh

Nhật ký đề xuất về nhà vệ sinh đề cập ở đây là bản ghi lại các đề xuất thu thập được từ hộp thư góp ý đặt bên trong Nhà vệ sinh công cộng.

6.23. Khách đến nhà vệ sinh

Khách đến nhà vệ sinh là tất cả những ai lui tới và sử dụng nhà vệ sinh.

6.24. Thiết kế phổ thông (UD – Universal Design)

Thiết kế phổ thông (UD) quy hoạch môi trường kiến trúc, các sản phẩm cá nhân hay đồ đạc để đáp ứng các nhu cầu của mọi người ở mọi lứa tuổi và khả năng. Đó là việc thực hành toàn diện, thiết kế công bằng cho tất cả mọi người.

6.25. Khiếm thị (dành cho bệnh nhân)

Khiếm thị (dành cho bệnh nhân) dùng để chỉ một người mất một phần thị lực hoặc bị mù hoàn toàn.

6.26. Quản lý chất thải

Quản lý chất thải là việc thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tiêu hủy, quản lý và giám sát chất thải. Thuật ngữ này thường liên quan đến các vật liệu do hoạt động của con người tạo ra, và quy trình nói chung được thực hiện để giảm tác động của chúng đối với sức khoẻ, môi trường hoặc tính thẩm mỹ. Quản lý chất thải là một thực tiễn khác biệt với phục hồi tài nguyên trong đó tập trung vào việc trì hoãn tỷ lệ tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên. Quản lý chất thải xử lý tất cả vật liệu như một loại thống nhất, dù là chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc chất phóng xạ và cố gắng để giảm các tác động môi trường có hại của từng loại thông qua các phương pháp khác nhau.

Scroll to Top
Send this to a friend