3.36. Danh mục tự đánh giá
Công cụ thẩm định bao gồm các yêu cầu cơ bản trong Danh mục thẩm định và Tiêu chuẩn vệ sinh công cộng ASEAN. Việc biên soạn nó do Chủ sở hữu/ Người quản lý của Nhà vệ sinh công cộng cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền và tổ chức thẩm định có liên quan ý tưởng về tình trạng của cơ sở. Danh sách kiểm tra này – cùng với yêu cầu Thẩm định chính thức – tạo thành tài liệu cần thiết phải được cung cấp cho tổ chức thẩm định có liên quan trước khi xác nhận Thẩm định chính thức TẠI CHỖ. Cần thẩm định chính thức nếu tổng số điểm CÓ trong Danh sách kiểm tra tự đánh giá bằng 20 (hoặc Khoảng 70% trong số 28 mục có thể kiểm tra).
3.37. Nhật ký đề xuất về nhà vệ sinh
Nhật ký đề xuất về nhà vệ sinh đề cập ở đây là bản ghi lại các đề xuất thu thập được từ hộp thư góp ý đặt bên trong Nhà vệ sinh công cộng.
3.38. Khách đến nhà vệ sinh
Khách đến nhà vệ sinh là tất cả những ai lui tới và sử dụng nhà vệ sinh.
3.39. Thiết kế phổ thông (UD – Universal Design)
Thiết kế phổ thông (UD) quy hoạch môi trường kiến trúc, các sản phẩm cá nhân hay đồ đạc để đáp ứng các nhu cầu của mọi người ở mọi lứa tuổi và khả năng. Đó là việc thực hành toàn diện, thiết kế công bằng cho tất cả mọi người.
3.40. Khiếm thị (dành cho bệnh nhân)
Khiếm thị (dành cho bệnh nhân) dùng để chỉ một người mất một phần thị lực hoặc bị mù hoàn toàn.
3.41. Quản lý chất thải
Quản lý chất thải là việc thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tiêu hủy, quản lý và giám sát chất thải. Thuật ngữ này thường liên quan đến các vật liệu do hoạt động của con người tạo ra, và quy trình nói chung được thực hiện để giảm tác động của chúng đối với sức khoẻ, môi trường hoặc tính thẩm mỹ. Quản lý chất thải là một thực tiễn khác biệt với phục hồi tài nguyên trong đó tập trung vào việc trì hoãn tỷ lệ tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên. Quản lý chất thải xử
lý tất cả vật liệu như một loại thống nhất, dù là chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc chất phóng xạ và cố gắng để giảm các tác động môi trường có hại của từng loại thông qua các phương pháp khác nhau.