Tin tức

Việt Nam là điểm đến giá rẻ lý tưởng nhất tại châu Á

(TITC) – Trong bài viết có tiêu đề “Muốn đi du lịch giá rẻ? Việt Nam là địa điểm mang lại giá trị nhất tại châu Á”, Chuyên trang du lịch Escape của Australia đã nêu bật những lý do Việt Nam chính là lựa chọn lý tưởng nhất tại châu Á đối với du khách đến từ Xứ sở chuột túi.

Khai thác nguồn nguyên liệu hoa quả của Gia Lai cho hoạt động du lịch

Những năm gần đây, du lịch trải nghiệm vườn cây ăn quả là loại hình du lịch mới phát triển ở một số tỉnh phía nam như: Đồng Tháp, Kiên Giang, Ninh Thuận, Long An, An Giang, Đồng Nai… Loại hình du lịch này mang lại cho du khách trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành, cách xa sự xô bồ của đô thị, thưởng thức trái cây do chính tay mình hái, cùng cắm trại với gia đình và bạn bè vào ngày nghỉ cuối tuần.

Bánh Xèo – món ngon dân dã của ba miền

(TITC) – Bánh xèo, một trong những món ăn dân dã quen thuộc hàng ngày của người dân địa phương mới đây đã được chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Tasting Table hết sức ca ngợi bên cạnh những món ăn nổi tiếng là phở và bánh mì.

Xu hướng phát triển mô hình du lịch cộng đồng ở các địa phương

(TITC) – Sau khi đại dịch Covid-19 đã dần được kiểm soát, mô hình du lịch cộng đồng được nhiều địa phương tập trung đẩy mạnh để phát triển bền vững, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, đồng thời phát huy được bản sắc văn hóa bản địa.

Sự giao thoa ẩm thực vùng miền tại Gia Lai

Ẩm thực vùng miền là một phần văn hoá đặc sắc của các dân tộc. Khi xã hội phát triển, việc giao thương cũng như di dân giữa các vùng miền đã tạo nên sự giao thoa văn hoá, trong đó có sự giao thoa về ẩm thực. Với chiều dài đất nước hình chữ S và 54 dân tộc anh em chung sống, ẩm thực Việt Nam đã hình thành đặc trưng rõ nét của từng vùng miền: ẩm thực miền Bắc, ẩm thực miền Trung và ẩm thực miền Nam. Mặc dù vậy, ở mỗi tỉnh thành hiện giờ đã không còn rõ nét các món ăn của từng dân tộc hay của từng vùng miền nữa, các món ăn vùng miền đều có mặt và thường gắn với một cái tên để thể hiện đặc trưng đó, chẳng hạn phở Hà Nội, bún bò Huế… Gia Lai là một trong những trường hợp đó, sự giao thoa ẩm thực ở đây thể hiện ở 2 khía cạnh rõ nét: ẩm thực của người bản địa đã trở thành đặc trưng riêng và ẩm thực 3 miền được biến tấu theo hương vị riêng của Gia Lai.

Bà Rịa – Vũng Tàu gỡ khó cho mô hình du lịch cộng đồng

Theo quy định về đất đai, một số mô hình du lịch sinh thái ở Bà Rịa – Vũng Tàu hoạt động chưa đúng với mục đích sử dụng đất vì hầu hết hạ tầng đón khách, nhà chờ, cơ sở lưu trú… đều nằm trên đất nông nghiệp, đất trồng lúa.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Du lịch xanh để phát triển bền vững

Xu hướng này đã định hình trước đó, nay càng khẳng định rõ hơn từ sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Theo giới chuyên gia, du lịch xanh đóng vai trò to lớn trong bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế – xã hội.

Quảng bá du lịch Sơn La và vùng Tây Bắc đến người dân Thủ đô

(TITC) – Tối ngày 21/10, tại khu vực nhà Bát Giác (Vườn hoa Lý Thái Tổ), Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc chương trình “Sắc màu Sơn La – Tây Bắc” lần thứ II năm 2022 do UBND tỉnh Sơn La tổ chức. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông và Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh dự sự kiện.

Bến Tre: Huyện Ba Tri tổ chức học tập kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch cộng đồng nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, phong tục, tập quán của người dân bản địa; bảo vệ môi trường sinh thái; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; nâng cao thu nhập và mức sống cho cộng đồng địa phương; xây dựng môi trường du lịch thân thiện gắn với chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm để giới thiệu, quảng bá, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Định hướng phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

(TITC) – Ngày 19/10, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành văn bản số 2726/QĐ-UBND về việc ban hành đề án định hướng phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu đến năm 2030, Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch và dịch vụ chất lượng cao, điểm đến sáng tạo của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Scroll to Top