Ngọc Phượng Nguyễn Thị

Hà Giang: Phát triển sản phẩm OCOP ở Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ (Quản Bạ, Hà Giang) được bao phủ bởi những cánh rừng và những cánh đồng quê vô cùng hùng vĩ và bắt mắt. Đến đây du khách sẽ được đắm chìm trong văn hóa của người dân tộc Dao. Năm 2022, Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm được công nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh đã góp phần thúc đẩy tiềm năng du lịch mảnh đất giàu truyền thống, văn hóa.

Những điểm đến du lịch cộng đồng hấp dẫn ở huyện Mai Châu (Hòa Bình)

Nhờ cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành, là vùng đất nổi tiếng về văn hoá dân gian, lễ hội đặc sắc, ngành nghề thủ công truyền thống mang đậm nét văn hoá các dân tộc ở Tây Bắc, huyện Mai Châu đã và đang trở thành điểm đến du lịch cộng đồng (DLCĐ) lý tưởng cho du khách ưa thích trải nghiệm thiên nhiên và văn hóa bản địa.

Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Tỉnh Bình Định có 3 dân tộc thiếu số chủ yếu gồm: BaNa, Chăm, H’rê sinh sống ở 6 huyện miền núi. Trong thời gian qua, Bình Định đã triển khai Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719 ở một số địa phương, nhưng để thực sự hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS thì cần triển khai đồng bộ các chính sách trong thời gian tới.

Giữ nghề dệt thổ cẩm độc đáo để phát triển du lịch

Làng nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, một trong những điểm di sản văn hóa nằm trên tuyến phía Bắc Cao Bằng. Đây là điểm dừng chân để du khách hiểu thêm về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng và phong tục tập quán của người dân nơi đây.

Cao Bằng: Sức hấp dẫn của bản sắc văn hóa Lô Lô trong phát triển du lịch cộng đồng

Đồng bào Lô Lô đen ở Cao Bằng vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn những nét văn hóa phong phú, đặc sắc từ lâu đời như có ngôn ngữ, tiếng nói riêng, các làn điệu dân ca, dân vũ, các lễ hội, không gian kiến trúc nhà sàn, trang phục, nghề thủ công…. Những nét văn hóa đặc sắc đó đang tạo ra sức hấp dẫn riêng có trong phát triển du lịch cộng đồng, giúp đồng bào Lô Lô đen có thêm thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Lâm Đồng: Mô hình hợp tác xã phát triển du lịch cộng đồng

Thống kê của Liên minh Hợp tác xã (HTX) Lâm Đồng cho biết, toàn tỉnh đến nay có 430 HTX nông nghiệp với gần 9.000 thành viên. Trong đó có 25 HTX nông nghiệp thu hút khách du lịch tham quan, trải nghiệm quy trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến nông sản, lưu lại với những góc ảnh yêu thích và chọn mua sản phẩm làm quà cho chuyến đi. 

Bản sắc văn hóa tạo điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng ở Bình Liêu, Quảng Ninh

Khai thác tiềm năng, lợi thế dựa trên giá trị văn hóa truyền thống, tạo ra các sản phẩm độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trong phát triển du lịch cộng đồng, là cách mà huyện vùng cao Bình Liêu (Quảng Ninh) đã và đang triển khai. Nhờ đó, nhiều người người dân có việc làm, thu nhập, ý thức trách nhiệm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng được nâng lên.

Cần Thơ xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng

Cần Thơ xác định thế mạnh đặc thù là du lịch sông nước và MICE (du lịch kết hợp hội nghị, khen thưởng, sự kiện, triển lãm). Thời gian qua, thành phố đã chú trọng đầu tư hệ thống sản phẩm đặc trưng, từng bước tạo sự thay đổi.

Quảng Nam: Bảo tồn làng nghề truyền thống, phát triển bền vững du lịch xanh

Bảo tồn, phát huy giá trị các làng nghề truyền thống, gắn với phát triển bền vững chính là gìn giữ không gian sống, phát huy hoạt động sản xuất của những nghề thủ công, để những nghệ nhân sống được với nghề truyền thống. Đó cũng chính là nguồn tài nguyên văn hóa để thành phố Hội An sáng tạo, phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững, thuận theo và nương tựa vào tự nhiên để bền vững dài lâu. 

Scroll to Top