Thị Hoan Nguyễn

Bảo tồn Làng nghề sơn mài truyền thống ở Bình Dương

Là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp ở Bình Dương hình thành và nức tiếng hàng trăm năm qua. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề, tỉnh Bình Dương triển khai Đề án “Bảo tồn và phát triển Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp du lịch trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một và các vùng lân cận”.

Đà Nẵng: Nâng cao dịch vụ, tăng sức hấp dẫn cho du lịch MICE

Du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện) được xem là sản phẩm rất phù hợp trong dịp cuối năm khi các doanh nghiệp, công ty tổ chức tổng kết, khen thưởng. Đây cũng là loại hình du lịch mang lại nguồn thu tốt nên các đơn vị kinh doanh dịch vụ đã nhanh chóng nắm bắt, xây dựng các chương trình sản phẩm đa dạng, mở rộng thị trường để thu hút đa dạng các nguồn khách.

Cà Mau: Phát triển du lịch xanh và bền vững

Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Cà Mau rất đa dạng và phong phú, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Toàn tỉnh có khoảng 70% điểm du lịch sinh thái đang hoạt động, dưới hình thức kết hợp giữa mô hình du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng, hiện đang phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng; đồng thời, kết nối trong các tour, tuyến phục vụ du khách từ các đơn vị du lịch, lữ hành; góp phần quan trọng vào việc đột phá đưa kinh tế du lịch Cà Mau phát triển, hướng đến mục tiêu phát triển du lịch xanh, bền vững.Ông Trần Xuân Trường, Trưởng phòng Quản lý du lịch, Sở Văn hoá – Thể  thao và Du lịch, cho biết, cũng chính từ những mục tiêu này, thời gian qua, ngành du lịch Cà Mau mời các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, công ty lữ hành, kể cả Youtuber, Tiktoker… tham gia trải nghiệm, giới thiệu các điểm đến, sản phẩm du lịch của Cà Mau để tăng hiệu quả lan toả tới khách du lịch gần xa. Ðặc biệt, thông qua các chuyến đi với góc nhìn đa chiều, ngành du lịch nhận thêm nhiều góp ý và gợi mở hướng khắc phục để Cà Mau trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều du khách.

2 ngày cuối tuần qua (25 và 26/11), đoàn Famtrip (khảo sát, giới thiệu điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau năm 2023), do Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức, khảo sát tuyến du lịch TP Cà Mau – U Minh – Thới Bình – Trần Văn Thời, để đón đầu sự kiện Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 cũng như mùa du lịch tết Giáp Thìn 2024 sắp đến, được thành viên đoàn đánh giá có nhiều trải nghiệm thú vị. Kết thúc chuyến đi, các thành viên đoàn, là đại diện các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài tỉnh, khẳng định sẽ đẩy mạnh truyền thông về du lịch Cà Mau, nhất là loại hình du lịch sinh thái. Ðặc biệt, nhiều đơn vị du lịch, lữ hành tham gia khảo sát cũng sẽ xây dựng các sản phẩm tour, tuyến để du khách được trải nghiệm, hoà mình giữa bạt ngàn rừng và thảm xanh thực vật tự nhiên của Cà Mau.

Hành trình đến với Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm hứa hẹn sẽ mang tới cho du khách rất nhiều trải nghiệm đáng nhớ.

Tự tay bắt tôm càng xanh là trải nghiệm tuyệt vời.

Tại Khu du lịch sinh thái Eco – Làng rừng Vồ Dơi (huyện Trần Văn Thời) còn có rất nhiều tiểu cảnh để du khách lưu lại kỷ niệm.

Mỗi cuối tuần, gian hàng bánh dân gian của Khu Du lịch sinh thái Eco – Làng rừng Vồ Dơi (huyện Trần Văn Thời) sẽ chiêu đãi thực khách nhiều món bánh dân gian hấp dẫn.

Du khách nhí vui chơi tại hồ bơi sinh thái (tạo ra từ vuông tôm) ở Khu Du lịch sinh thái Eco – Làng rừng Vồ Dơi.

Băng Thanh thực hiện

Sa Thầy (Kon Tum): Bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ

Thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (viết tắt là Đề án) của UBND huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, trong nhiều năm qua, các cấp, các ngành liên quan của huyện tập trung vận động nhân dân khôi phục nghề truyền thống, qua đó góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Lào Cai: Nguồn vốn giúp phát triển du lịch cộng đồng

Là ngành kinh tế mũi nhọn, cùng với ưu tiên đầu tư, phát triển du lịch một cách bài bản, thị xã Sa Pa cũng tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ, trong đó có nguồn vốn theo Nghị quyết 06 của HĐND tỉnh. Từ đây, nhiều hộ dân trên địa bàn được vay vốn đầu tư, nâng cấp dịch vụ, thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng.Sau 2 năm ảnh hưởng của dịch Covid-19, cơ sở homestay của gia đình chị Lương Thị Chanh xuống cấp trầm trọng do không có khách. Năm 2022, chị được vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết 06 của HĐND tỉnh. Có vốn, chị Chanh đầu tư nâng cấp nhà sàn, dựng thêm 5 căn bungalow khép kín, đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ của du khách.

Cơ sở homestay của gia đình chị Lương Thị Chanh.

Ông Horiguchi Masatoshi, Du khách đến từ Nhật Bản cho biết: “Lưu trú tại đây tôi rất hài lòng, mọi dịch vụ từ ăn nghỉ, tham quan trải nghiệm đều rất chu đáo. Tôi đã có kỳ nghỉ tuyệt vời.”

Chị Lương Thị Chanh, Thôn Tả Van Giáy, xã Tả Van, thị xã Sa Pa chia sẻ: “Sau Covid người ta thích ở phòng riêng chứ không ở tập thể nữa. Nguồn vốn cũng giúp gia đình bớt chật vật. Lượng khách hiện 1 ngày trung bình khoảng 15 khách, trừ chi phí cũng được 80-100 triệu/tháng”

Với trên 80 cơ sở kinh doanh dịch vụ, Mường Hoa là địa phương phát triển mạnh về du lịch cộng đồng. Cùng với nỗ lực đầu tư của các hộ dân, nguồn vốn hỗ trợ đã và đang giúp bà con có thêm nguồn lực nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị, gìn giữ nghề truyền thống phục vụ hoạt động du lịch.

Ông Giàng A Sở, Bí thư Đảng ủy xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa cho biết: “Việc kinh doanh dịch vụ lưu trú đem lại thu nhập lớn cho bà con, là cơ hội, nguồn lực để diện mạo, thu nhập của bà con được như ngày hôm nay”

Triển khai Nghị quyết 06 của HĐND tỉnh, từ nguồn vốn được ủy thác, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách thị xã Sa Pa đã giải ngân 13,1 tỷ đồng, hỗ trợ cho 80 hộ dân. Thị xã cũng thực hiện lồng ghép các nguồn lực, ưu tiên đầu tư cho vùng khó khăn phát triển du lịch cộng đồng, rút ngắn sự chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn.

Ông Phan Đăng Toàn, Bí thư Thị ủy Sa Pa cho biết: “Dự án phát triển du lịch cộng đồng gắn với đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương có 100% người dân tộc thiểu số, thu nhập kém phát triển. Ưu tiên nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Vừa rồi tổng kết dự án ở Ô Quý Hồ thấy hiệu quả nhận thức, thu nhập của người dân được tăng lên”

Ngoài tiếp cận nguồn vốn, người làm du lịch cộng đồng ở Sa Pa còn được hỗ trợ đào tạo, tham quan học hỏi, nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm. Du lịch cộng đồng phát triển đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, giúp địa phương giảm nghèo bền vững.

Vân Anh – Ngọc Dương

Thái Nguyên: Nâng cao năng lực phát triển du lịch cộng đồng

Tối 29/11, tại HTX chè Hảo Đạt (TP. Thái Nguyên), Liên minh HTX tỉnh phối hợp với Ban Kế hoạch hỗ trợ (Liên minh HTX Việt Nam) tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng “Phát triển du lịch cộng đồng bền vững gắn với các HTX sản xuất – kinh doanh trà”. Tham dự có 60 học viên là thành viên, người lao động của các HTX, tổ hợp tác ở vùng chè Tân Cương.

Thái Bình: Tập trung phát triển du lịch làng nghề

Tỉnh Thái Bình đang tập trung bảo tồn, phục hồi và phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch để đưa ngành “công nghiệp không khói” trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương.

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.

Scroll to Top