Ngọc Phượng Nguyễn Thị

Phát triển du lịch Lào Cai theo hướng bền vững

Riêng trong tháng 5/2024, lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 766.000 lượt, tăng 2,9% so với tháng trước. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2024, Lào Cai đã đón hơn 3,5 triệu lượt khách, bằng 41,6% kế hoạch năm.

Thừa Thiên Huế: Trải nghiệm A Nôr – làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của Việt Nam

Làng A Nôr được Hiệp hội Du lịch Việt Nam lựa chọn là một trong 3 làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của Việt Nam. Đó là kết quả của sự lựa chọn đúng đắn phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trên nền tảng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số và bảo vệ môi trường bền vững.

Sắc màu văn hóa Sa Pa trong lòng Hà Nội

Cuối tuần qua, công chúng và khách du lịch đã có dịp trải nghiệm một “Sa Pa thu nhỏ” khi chương trình Ngày hội Văn hóa, du lịch Sa Pa được tổ chức tại Vườn hoa Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Những sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc tại Sa Pa đã đem đến cho công chúng những cảm xúc thú vị; qua đó, góp phần kích cầu du lịch, tăng cường mối liên kết du lịch giữa Thành phố Hà Nội và tỉnh Lào Cai.

25 địa phương, đơn vị của Việt Nam được tôn vinh tại Giải thưởng Du lịch ASEAN 2024

(TITC) – Trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2024 diễn ra tại Lào, chiều ngày 26/1, Ban Tổ chức Giải thưởng Du lịch ASEAN 2024 đã long trọng tổ chức Lễ công bố các địa phương, đơn vị thuộc các quốc gia ASEAN được tôn vinh tại giải thưởng lần này. Tại lễ trao giải năm nay, Việt Nam vinh dự có 25 địa phương, đơn vị được tôn vinh ở 06 hạng mục giải thưởng.

Quảng Nam: Làng Bhơ Hôồng làm du lịch cộng đồng xanh

Được đưa vào khai thác từ năm 2008, đến nay, làng du lịch cộng đồng (DLCĐ) Bhơ Hôồng, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đã khẳng định được thương hiệu là điểm đến được du khách trong nước và quốc tế yêu thích. Qua đó góp phần thu hút du khách, tăng thu nhập, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào nơi đây.

Hà Giang: Phát triển du lịch xanh, bản sắc, bền vững

Phát triển phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch (DL); xây dựng cơ chế chính sách, nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá tiềm năng DL; tập trung nguồn lực, thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng DL… Đây là nhóm giải pháp trọng tâm được tỉnh Hà Giang thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhằm phát triển DL thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng xanh, bản sắc và bền vững.

Scroll to Top