Tổng quan về Tiêu chuẩn Du lịch bền vững ASEAN

(TITC) – Nhằm giúp các thành viên xác định rõ quan điểm cụ thể về tiêu chuẩn du lịch bền vững, tài liệu về Tiêu chuẩn Du lịch bền vững ASEAN chỉ ra mục tiêu của các điểm đến du lịch ASEAN và các bên liên quan cùng nhau hành động có trách nhiệm vì sự phát triển du lịch toàn diện và bền vững, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến kinh tế – xã hội và văn hóa do sự phát triển mạnh mẽ của du lịch.

Để tạo điều kiện thuận lợi và đẩy nhanh hiện thực hóa các mục tiêu của Tiêu chuẩn Du lịch ASEAN 2016 – 2025, trong thời gian CHDCND Lào đảm nhận cương vị chủ tịch ASEAN, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào (MoICT) đã đưa ra Tuyên bố Pakse về chiến lược phát triển Du lịch sinh thái và giải thưởng Du lịch bền vững ASEAN (ASTA).

Nhằm giúp các thành viên xác định rõ quan điểm cụ thể về tiêu chuẩn du lịch bền vững, tài liệu này chỉ ra mục tiêu của các điểm đến du lịch ASEAN và các bên liên quan (i) cùng nhau hành động có trách nhiệm vì sự phát triển du lịch toàn diện và (ii) bền vững, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến kinh tế – xã hội và văn hóa do sự phát triển mạnh mẽ của du lịch, đồng thời hướng dẫn và tạo động lực cho các bên liên quan thuộc khu vực công và tư nhân phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp với các nội dung: (1) Tạo điều kiện thuận lợi để tuyên truyền, phổ biến các tiêu chuẩn du lịch ASEAN đã được ban hành đến với các bên liên quan trọng lĩnh du lịch. (2) Tạo điều kiện đa dạng hóa nguồn cung du lịch hướng tới các điểm đến và khu vực mới nổi, ít được biết đến. (3) Tăng cường tiếp thị và quảng bá các sản phẩm du lịch ASEAN bền vững tiêu biểu nhất ở cả các điểm đến thành thị và nông thôn.

ASEAN đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau về chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực và phát triển cơ sở hạ tầng. Do đó, điều cấp thiết nhất là khuyến khích các bên liên quan thực hiện có trách nhiệm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn du lịch ASEAN và đa dạng hóa các dịch vụ du lịch, tôn vinh các điểm đến mới nổi và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

Cùng với đó, giải thưởng có ý nghĩa tôn vinh và quảng bá đơn vị uy tín là hình thức khích lệ cả khu vực công và tư nhân triển khai áp dụng các tiêu chuẩn du lịch ASEAN, góp phần giảm thiểu khoảng cách giữa các quốc gia thành viên.

Để phù hợp với tầm nhìn của Tiêu chuẩn Du lịch ASEAN (2016 – 2025), hai mục tiêu chiến lược chính cần đạt được, bao gồm:

Thứ nhất, nâng cao khả năng cạnh tranh của ASEAN trở thành một điểm đến toàn cầu gắn kết sở hữu nhiều sản phẩm bền vững: Tăng cường tiếp thị và quảng bá điểm đến ASEAN với nhiều trải nghiệm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa khu vực. Theo đó, yêu cầu đặt ra là cần đảm bảo cơ sở hạ tầng đầy đủ, qua đó sẽ mở rộng kết nối, nâng cấp tiêu chuẩn chất lượng các cơ sở và dịch vụ du lịch; cũng như giúp việc đi lại ngày càng thuận tiện và tăng cường an ninh, an toàn cho du lịch. Yếu tố then chốt để đạt được mục tiêu này là thu hút đầu tư vào ngành du lịch ASEAN.

Thứ hai, du lịch ASEAN cần đảm bảo tính bền vững. Để làm được điều này, các bên phải hợp tác chặt chẽ với nhau, đặc biệt chú trọng đến tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương và khu vực công – tư trong chuỗi giá trị du lịch; an ninh, an toàn; ưu tiên bảo vệ, tu bổ các di sản thiên nhiên và văn hóa, đồng thời tăng cường khả năng ứng phó của du lịch ASEAN với môi trường và biến đổi khí hậu.

Xem tài liệu Tiêu chuẩn Du lịch bền vững ASEAN.

Trung tâm Thông tin du lịch

Scroll to Top
Send this to a friend