Thị Hoan Nguyễn

Thái Nguyên: Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, huyện Định Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đồng, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của 17 dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn huyện. Từ đó trở thành một trong những điểm đến du lịch cộng đồng của tỉnh, bước đầu giúp nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bình Định: Khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại làng K3, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh); làng rau Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn) và làng biển xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) đến năm 2025. Mục tiêu của đề án nhằm định hướng phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng phục vụ du khách, gắn với bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, tạo sinh kế cho người dân ở những vùng hưởng lợi.

Điện Biên: Khơi dậy tiềm năng văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng

Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh Điện Biên vừa tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ văn hóa, văn nghệ cơ sở cho cán bộ công chức văn hóa xã, hạt nhân văn nghệ các dân tộc Thái, Khơ Mú đến từ các đội văn nghệ dân gian truyền thống đang sinh sống tại xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ẳng và xã Thanh Minh, TP. Điện Biên Phủ.

Hà Nội: Phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch

Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn.

Khám phá làng du lịch cộng đồng ở Phiêng Phàng – Bắc Kạn

Nằm ở lưng chừng đỉnh Pù Lầu của dãy Phja Bjoóc, thôn Phiêng Phàng (xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Dao Quế Lâm. Bản làng này đã trở thành điểm đến thu hút sự quan tâm của khách du lịch khi muốn tìm về sự yên bình nơi thôn quê, rừng núi.

Then Tày – Một sản phẩm du lịch cộng đồng đặc sắc ở Quảng Ninh

Nghệ thuật diễn xướng dân gian hát then không những hay bởi điệu hát, bởi tiếng đàn mà nó còn hấp dẫn bởi những giá trị nghệ thuật vô cùng đặc sắc và sự tích hợp của giá trị tâm linh cần được nghiên cứu tạo thành một sản phẩm du lịch có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Hà Giang bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Là phên dậu phía Bắc của Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp Hà Giang còn được biết đến là địa bàn cư trú của 19 dân tộc. Trải qua thời gian, họ đã cùng nhau tạo nên một kho tàng văn hóa đa dạng, đặc sắc. Trong đó phải kể đến các làng nghề thủ công truyền thống.

Thừa Thiên Huế: Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm của người Tà Ôi

Nghề dệt thổ cẩm (dèng) ở vùng cao huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có từ lâu đời. Tuy nhiên, trước sự phát triển nhiều mặt của đời sống xã hội, nghề này đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Quan tâm truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho các cháu học sinh được người dân địa phương thực hiện nhằm giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Scroll to Top