Thị Hoan Nguyễn

Hà Giang bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Là phên dậu phía Bắc của Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp Hà Giang còn được biết đến là địa bàn cư trú của 19 dân tộc. Trải qua thời gian, họ đã cùng nhau tạo nên một kho tàng văn hóa đa dạng, đặc sắc. Trong đó phải kể đến các làng nghề thủ công truyền thống.

Thừa Thiên Huế: Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm của người Tà Ôi

Nghề dệt thổ cẩm (dèng) ở vùng cao huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có từ lâu đời. Tuy nhiên, trước sự phát triển nhiều mặt của đời sống xã hội, nghề này đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Quan tâm truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho các cháu học sinh được người dân địa phương thực hiện nhằm giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Phát triển du lịch cộng đồng ở Tân Sơn – Phú Thọ

Là một trong 15 Vườn Quốc gia lớn nhất Việt Nam, Vườn Quốc gia Xuân Sơn (xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn) được xác định là điểm du lịch hấp dẫn không chỉ của riêng tỉnh Phú Thọ mà còn của cả vùng Tây Bắc với nhiều giá trị về cảnh quan, địa chất, hệ sinh thái đa dạng, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của người Mường, người Dao… Khai thác tiềm năng lợi thế đó, huyện Tân Sơn đã tập trung thực hiện các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, trải nghiệm.

Khu du lịch sinh thái Suối Dứa – Bình Định

Gần đây, khu du lịch sinh thái Suối Dứa, KV8 phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được đầu tư khang trang với nhiều tiện ích mới. Anh Lê Thành Được, chủ khu du lịch sinh thái Suối Dứa cho biết: Khu du lịch nằm trên diện tích 2 ha, bao gồm 8 homestay sức chứa 50 người, khu cắm trại, khu tiệc sức chứa 400 khách, khu sinh thái cây ăn trái… Ngoài ra, chúng tôi làm nhiều điểm check-in cho khách như đầm sen, hồ cá, thảm hoa và toàn bộ khuôn viên được trồng rất nhiều cây xanh, khu vườn rau sạch…

Thừa Thiên Huế: Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách

Cùng với các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trên địa bàn, du lịch làng nghề truyền thống đã và đang được du khách ưa chuộng khi nhiều cơ sở kinh doanh, làng nghề triển khai nhiều cách làm hay vừa giúp tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình, vừa bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.

Thừa Thiên Huế: Du lịch xanh để bền vững

Sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường được doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực du lịch lựa chọn, vừa giúp DN phát triển bền vững vừa để lại ấn tượng cho du khách khi tham gia trải nghiệm.

Thái Nguyên: Khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, từ năm 2021, huyện Định Hóa triển khai Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống các dân tộc huyện Định Hóa” giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Qua đó từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho bà con các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn.

Kết nối xanh cho du lịch Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu)

Đó là chia sẻ của các thành viên đoàn famtrip đến từ khu vực Đông Nam Bộ sau hành trình khảo sát điểm đến ở Côn Đảo. Các thành viên đều cho rằng định hướng phát triển xanh sẽ mở ra cơ hội thu hút khách cao cấp, biết trân trọng giá trị thiên nhiên, làm nên một Côn Đảo tăng trưởng bền vững.

Scroll to Top