Khái niệm, định nghĩa và các nguyên tắc CBT

  1. 1. Khái niệm CBT

Về khái niệm quốc tế, đây là một ngành kinh tế du lịch, trong đó chủ yếu là những người kinh doanh nhỏ cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch. Du lịch cộng đồng (CBT) là một hình thức du lịch hướng đến trao quyền cho cộng đồng quản lý phát triển du lịch nhằm đạt được nguyện vọng quyền lợi cộng đồng, bao gồm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Do đó, CBT không chỉ liên quan đến sự hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa các đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng, mà còn liên quan đến hỗ trợ của cộng đồng (bên trong và bên ngoài) đối với các đơn vị kinh doanh du lịch nhỏ, cam kết cung cấp hỗ trợ cho các dự án cộng đồng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống.

CBT trao quyền cho cộng đồng địa phương xác định và bảo đảm tương lai kinh tế-xã hội của họ thông qua những lợi ích thu được từ dịch vụ trong các hoạt động, thường là thể hiện/kỷ niệm truyền thống và lối sống của địa phương; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa; thúc đẩy sự bình đẳng cùng có lợi trong mối quan hệ giữa chủ nhà và khách tham quan. CBT thường phục vụ cho thị trường ngách như du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp… sử dụng các sản phẩm và dịch vụ địa phương, mang lại lợi ích kinh tế khi tham gia vào du lịch.

  1. 2. Định nghĩa CBT

Du lịch cộng đồng (CBT) là hoạt động du lịch do cộng đồng sở hữu và điều hành, được quản lý hoặc điều phối ở cấp cộng đồng, góp phần vào sự thịnh vượng của cộng đồng thông qua việc hỗ trợ sinh kế bền vững, bảo vệ truyền thống văn hóa-xã hội có giá trị và các nguồn tài nguyên di sản thiên nhiên và văn hóa.

  1. 3. Nguyên tắc CBT

Theo định nghĩa trên, CBT cần phải:

  1. Có sự tham gia và trao quyền cho cộng đồng để đảm bảo quyền sở hữu và quản lý minh bạch,
  2. Thiết lập quan hệ đối tác với các bên liên quan,
  3. Nhận được sự công nhận của các cơ quan có liên quan,
  4. Cải thiện phúc lợi xã hội và duy trì phẩm giá của con người,
  5. Bao gồm một cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng và minh bạch,
  6. Tăng cường mối liên kết với các nền kinh tế địa phương và khu vực,
  7. Tôn trọng văn hóa địa phương và truyền thống,
  8. Góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên,
  9. Nâng cao chất lượng về sự trải nghiệm của du khách bằng cách tăng cường đáng kể sự tương tác có ý nghĩa giữa chủ nhà và khách.
  10. Vận hành theo hướng tự chủ về tài chính.

Những nguyên tắc này đã được tích hợp và thể hiện thành các nhóm tiêu chí, tiêu chí cụ thể và các chỉ số yêu cầu.

Scroll to Top
Send this to a friend